BỆNH NGHỀ NGHIỆP
I/ CÁC THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN:
1/ Thông tư số 28/2016/TT-BYT: Quy định về việc KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(XIN VUI LÒNG XEM NỘI DUNG THÔNG TƯ 28/2016/TT-BYT VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TẠI ĐÂY.)
2/ Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP.
(XIN VUI LÒNG XEM NỘI DUNG THÔNG TƯ 04/2015/TT-BLĐTBXH TẠI ĐÂY.)
3/ Thông tư số 15/2016/TT-BYT Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo Hiểm Xã Hội
( XIN VUI LÒNG XEM NỘI DUNG THÔNG TƯ 15/2016/TT-BYT TẠI ĐÂY )
II/ TÌM HIỄU VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
( Trích: Tài liệu đào tạo của VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG NIOEH )
1/ BỆNH NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?
"Là bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại của nghề đó tác động thường xuyên và từ từ vào cơ thể của người lao động mà gây nên bệnh"......" Bệnh nghề nghiệp là bệnh mãn tính, còn bệnh cấp tính không phải là bệnh nghề nghiệp mà là tai nạn lao động "
2/ CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
- Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp xuất, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung chuyển, điện từ trường.....
- Các yếu tố hóa học: Ở dạng rắn( Chì , Crom...), khí ( Co, CO2, SO2, NO2...), lỏng ( Acid, bazơ, kiềm...)
- Bụi: Bụi Silic, bụi amiăng, bụi bông....
- Các yếu tố sinh học: Vi khuẩn, vi rút, nấm mốc.....
- Yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecogomi: Áp lực công việc, lao động nặng, tư thế lao động, thời gian lao động nghỉ ngơi.....
- Các yếu tố gây chấn thương, tai nạn: Nguồn điện, nguồn nhiệt, vật văng bắn, sập, nổ, ngộ độc, ngạt.....
3/ BỒI THƯỜNG:
Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định rõ về việc Người sử dụng lao động, phải bồi thường cho người lao động khi mắc phải Tai nạn lao động hay Bệnh nghề nghiệp như sau:
- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây ( hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ):
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
III/ TẠI SAO PHẢI KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP?
1/ Với người lao động: Đây là quyền lợi của người lao động, được pháp luật hiện hành bảo hộ. Việc khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm các bệnh lý để có thể dự phòng và điều trị sớm. Thông qua việc khám này, Người lao động sẽ biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình và sẽ nhận được bồi thường, nếu chẳng may bị mắc phải các bệnh nghề nghiệp.
2/ Với người sử dụng lao động: Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động, luật quy định đối với người sử dụng lao động về việc phải:
- Khám sức khỏe đầu vào: Người sử dụng LĐ ( NSDLĐ ) nên chủ động thực hiện việc này tại các Cơ sở y tế có chức năng khám Bệnh nghề nghiệp, nhằm xác định chính xác NLĐ có đủ sức khỏe làm việc? Có mắc sẳn Bệnh nghề nghiệp từ nơi khác đến hay không?....
- Đo môi trường lao động: Định kỳ hàng năm, NSDLĐ nên chủ động mời các đơn vị có chức năng Đo đạc môi trường LĐ thực hiện, nhằm phòng chống các yếu tố gây hại đến Môi trường và NLĐ .....
- Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ hàng năm ( 6 tháng hoặc 12 tháng ), NSDLĐ nên chủ động mời các đơn vị Y tế có chức năng Khám sức khỏe định kỳ ( Giấy phép KSK định kỳ theo quy định của TT 14/2013/TT-BYT ) để thực hiện, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý của NLĐ để có hướng điều trị và phân bổ công việc phù hợp cho NLĐ.....
- Khám bệnh nghề nghiệp định kỳ: Dựa vào kết quả Đo đạc MTLĐ để thực hiện Khám BNN định kỳ, việc khám BNN định kỳ sẽ giúp NSDLĐ phát hiện sớm các BNN của NLĐ, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa....
- ..........
IV/ ĐIỀU TRA BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
- Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
- Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
- Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;
- Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp người lao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;
- Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp;
- Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
- Thành phần Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp:
- 01 đại diện Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Lãnh đạo y tế Bộ, ngành làm trưởng đoàn;
- 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;
- 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp đang điều tra;
- 01 đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- 01 đại diện Liên đoàn lao động tỉnh;
- 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bộ, ngành;
- Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.
………………………………
Nhân viên là tài sản quý báu của Cty, Doanh nghiệp.., sự thành công và thành đạt của Cty, Doanh nghiệp..., gắn liền với sức khỏe của Người lao động. Chăm lo sức khỏe cho Người lao động, là trách nhiệm, nghĩa vụ của Người sử dụng lao động, chăm lo tốt sức khỏe cho người lao động để tăng năng suất lao động, để tăng sản phẩm cho Xã hội... Để phòng tránh xảy ra Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp.... Để phòng và tránh xảy ra Bồi thường cho người lao động.
SKYCLINIC LÀ ĐƠN VỊ CHUYÊN NGHIỆP VỀ:
- KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ;
- KHÁM SỨC KHỎE LÁI XE;
- ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG;
..............................
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO CÁC BẠN